CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ & THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU SAO VIỆT ASEAN Tel/Fax:(+84) 28 38 155 119

logo

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ &

THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU

SAO VIỆT ASEAN

232 Phạm Văn Bạch, P.15, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh
agr.aseanstar.inv@saovietasean.vn

arrow_upward

Cải Thìa - Bok Choy

Xuất xứ : Đồng Tháp, An Giang Mã SP: 8936209090370

THÔNG TIN DINH DƯỠNG

NUTRITION FACTS

PHẦN ĂN ĐƯỢC

EDIBLE PORTIONS IN 100G

Nước

Water

                     93.2g

Năng Lượng

Energy

                     17.0Kcal 

Chất Đạm

Protein

                       1.4g

Chất Béo

Lipid

                       0.2g

Glucid (Đường)

Glucid (Crabohydrate)

                       2.4g

Chất xơ

Celluloza (Fiber)

                       1.8g

Tro (Ash)

Tro (Ash)

                       1.0g

Tìm hiểu về rau cải thìa

Cải thìa hay còn gọi với cái tên khác là cải bẹ trắng, Cải chíp, hoàng nha thái, đại bạch thái… Tên cải thìa tiếng anh là Brassica rapa chinensis – Rau thuộc họ Brassicaceae. Loại rau này khi trồng khoảng 1 tháng là có thể thu hoạch được. Thân cây cao khoảng 23cm gồm phần cuống và lá. Cuống cải thìa mập mạp, chứa nhiều nước. Lá màu xanh, bản to, cuống ở giữa. 

Cải thìa là loại rau trồng phổ biến ở Việt Nam

Cải thìa là loại rau trồng phổ biến ở Việt Nam

Giá của rau cải thìa trên thị trường

Cải thìa có thể trồng quanh năm nên xuất hiện thường xuyên trong các siêu thị, cửa hàng, chợ… Giá của loại rau này ở mức “bình dân” phù hợp với thu nhập của các gia đình. Vì vậy, muốn mua cải thìa không có gì khó khăn. Theo khảo sát trên thị trường, mức giá phổ biến của cải thìa sạch khoảng 30.000 đồng/kg. 

Hiện nay, tình trạng rau bị ngấm thuốc trừ sâu, kim loại nặng, chất hóa học… xảy ra không ít. Nếu không may sử dụng cải thìa nhiễm độc thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng. Vì vậy, bạn nên tìm đến cơ sở uy tín có kiểm định chất lượng và nguồn gốc rau rõ ràng để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. 

Công dụng của rau cải thìa

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết trong cải thìa có chứa vô vàn dưỡng chất có lợi. Các loại Vitamin có hàm lượng cao như: Vitamin C, A, B, K… và nhiều khoáng chất như: Kali, canxi, kẽm, photpho, mangan, natri, magie, selen… Cùng với đó là hàm lượng chất xơ, calo, carbohydrate. Đặc biệt, trong thành phần của cải thìa không có chất béo và cholesterol nên phù hợp với mọi đối tượng. Dưới đây là một số công dụng nổi bật cải thìa mang lại cho sức khỏe.

Rau cải thìa rất tốt cho sức khỏe

Rau cải thìa rất tốt cho sức khỏe

Ngăn ngừa ung thư

Không phải ngẫu nhiên cải thìa được coi là “thần dược” mà tác dụng của nó đã được khoa học chứng minh. Chất glucosinolate trong cải thìa sau khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành isothiocyanate. Tác dụng chính của nó là hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. 

Cùng với đó, vitamin C, A và beta-carotene có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Đồng thời, nhờ những dưỡng chất này mà hạn chế được sự hình thành của các gốc tự do trong cơ thể, bảo vệ các tế bào. Ngoài ra, khoáng chất selen có vai trò hỗ trợ cho các enzym trong gan. Từ đó ngăn ngừa hoạt động của một số hợp chất có hại cho tế bào ung thư, hạn chế viêm nhiễm. 

Hỗ trợ xương chắc khỏe

Hàng loạt dưỡng chất có lợi trong cải thìa như: Vitamin K, kẽm, magie, photpho, canxi, sắt… hỗ trợ duy trì cấu trúc xương, cho xương chắc khỏe, cơ thể linh hoạt, dẻo dai. Từ đó, các bệnh liên quan đến xương như: Loãng xương, xương thủy tinh, ung thư xương… ít khả năng xảy ra. 

Bảo vệ tim mạch, huyết áp

Cải thìa không chứa cholesterol nên không ảnh hưởng đến sức khỏe của những người bệnh tim. Đồng thời, vitamin C, B6, folate và kali trong cải thìa giúp bảo vệ tim khỏe mạnh. Ngoài ra, những người có huyết áp không ổn định thường được bác sĩ khuyên nên ăn cải thìa đều đặn. Lượng canxi, kali và magie hỗ trợ điều chỉnh huyết áp tự nhiên.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Lượng selen quý giá trong rau cải thìa giúp tăng cường, duy trì hoạt động của hệ thống miễn dịch. Từ đó, các tác nhân có hại khó tấn công vào cơ thể, hạn chế bệnh tật, viêm nhiễm.

Làm đẹp da

Với chị em phụ nữ thì cải thìa được ví như “cứu tinh” của nhan sắc. Loại rau này giàu vitamin C giúp hạn chế sự hình thành của các gốc tự do trên da, ngăn ngừa tác hại do ô nhiễm, tia tử ngoại hay khói thuốc. 

Các món ăn từ rau cải thìa

Thực đơn các món ăn chế biến từ rau cải thìa rất phong phú, đơn giản và dễ làm. Bạn có thể thay đổi thường xuyên để ngon miệng hơn, tránh nhàm chán. Đó là:

  • Cải thìa luộc
  • Cải thìa sốt thịt bò
  • Rau cải thìa xào tỏi
  • Cải thìa xào dầu hào
  • Cải thìa xào nấm đông cô

Chế biến các món ăn từ cải thìa

Chế biến các món ăn từ cải thìa

Cách trồng rau cải thìa

Nếu gia đình không có đất rộng thì bạn có thể tận dụng chậu nhỏ hay thùng xốp để trồng rau cải thìa. Nhất là ở thành phố lớn, một khoảng không gian nhỏ ở ban công cũng “hô biến” trở thành vườn rau xanh. Các bước trồng rau như sau:

  • Bước 1: Đổ hỗn hợp đất trồng (đất thịt, vỏ trấu, phân hữu cơ…) vào thùng xốp hoặc nhựa. Lượng đất gần miệng thùng, cách miệng chừng 2cm. 
  • Bước 2: Gieo hạt giống đã qua xử lý, khoảng cách giữa các hạt khoảng 15cm.
  • Bước 3: Đổ một lớp đất mỏng lên trên và tưới nước.
  • Bước 4: Thường xuyên giữ độ ẩm và bón phân, tỉa cành, bắt sâu.
Xem thêm nội dungkeyboard_arrow_down

THÔNG TIN DINH DƯỠNG

NUTRITION FACTS

PHẦN ĂN ĐƯỢC

EDIBLE PORTIONS IN 100G

Nước

Water

                     93.2g

Năng Lượng

Energy

                     17.0Kcal 

Chất Đạm

Protein

                       1.4g

Chất Béo

Lipid

                       0.2g

Glucid (Đường)

Glucid (Crabohydrate)

                       2.4g

Chất xơ

Celluloza (Fiber)

                       1.8g

Tro (Ash)

Tro (Ash)

                       1.0g